Đưa doanh nghiệp lên Google Maps và lợi ích của Local Marketing

Khi tìm kiếm trên Google bạn muốn thấy thông tin doanh nghiệp minh xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm, ở vị trí top 1-2-3 trong danh sách doanh nghiệp địa phương. Đó thực sự là một lợi thế to lớn cho doanh nghiệp của bạn. Để làm được điều này doanh nghiệp cần xác định cho mình một địa chỉ liên hệ trên bản đồ Google một cách đáng tin cậy.

Hướng dẫn marketing online bằng Google maps 2020 - Local marketing

Tập trung đầu tư vào SEO Local là hết sức cần thiết nếu doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh. Và khởi nguồn cho chiến lược đó, doanh nghiệp cần xác định cho mình một địa chỉ liên hệ trên bản đồ Google một cách đáng tin cậy.

Ở bài viết này, Basiap sẽ hướng dẫn tạo Google Maps cho doanh nghiệp của bạn!

Hướng dẫn tạo Google Maps cho doanh nghiệp

Theo số liệu được Internet Live Stats công bố, Google đã xử lý hơn 2 nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm và các truy vấn tìm kiếm địa phương chiếm đến 46% tổng lượng tìm kiếm. Điều này đã chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của công cụ tìm kiếm này với đại đa số người dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với những thị trường mang tính chất địa phương.

Các điều kiện cần có để tạo Maps cho doanh nghiệp

Google dần thắt chặt các quy định trong việc đăng ký tài khoản khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm bảo vệ và nâng cao trải nghiệm của người dùng, do vậy, khi tạo địa chỉ trên Google Maps bạn cũng cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Sở hữu một doanh nghiệp thực tế, được cấp phép hoạt động kinh doanh.
Thông tin xác thực và đồng nhất với những gì đã khai báo với website hay các nềm tảng trực tuyến khác, bao gồm: tên công ty, địa chỉ, cách thức liên hệ, các thông tin hoạt động, ngành nghề kinh doanh, hình ảnh liên quan,...
Khởi tạo tài khoản Google My Business cho doanh nghiệp
Thiết kế website riêng để gia tăng sự uy tín và độ chuyên nghiệp, vừa kết hợp làm SEO Local hiệu quả

Đăng ký Google My Business và tích hợp website vào bản đồ địa phương

Google Business là công cụ miễn phí do Google cung cấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sự hiện diện của mình trên nền tảng Internet, chủ yếu là Google Tìm kiếm và Google Bản đồ. 

Khởi tạo và quản lý tốt chức năng này, doanh nghiệp sẽ làm chủ được những truy vấn tìm kiếm mang tính chất địa phương, gia tăng độ uy tín với người dùng bằng những thông tin chân thực, song song đó là tạo sự tương thích tốt với Google để nhận thêm nhiều ưu tiên hơn về mức độ hiển thị cũng như khả năng tiếp cận người dùng.

Trong kỹ thuật tối ưu SEO Local nhằm đưa website lên top cao với những tìm kiếm địa phương thì việc khởi tạo này là điều kiện cơ bản nhất định phải có.

Bạn có thể đăng ký Google Doanh nghiệp theo những thao tác sau:

  1. Truy cập Google My Business
  2. Nhập tên doanh nghiệp của bạn, nếu bạn mới khởi tạo tài khoản => chọn "Thêm doanh nghiệp của bạn vào Google"
  3. Nhập danh mục, lĩnh vực kinh doanh
  4. Chọn và nhập các thông tin doanh nghiệp được yêu cầu theo hướng dẫn (bao gồm địa chỉ cụ thể, mã bưu chính,...).
  5. Ghim vị trí doanh nghiệp trên Google Maps
  6. Tiếp tục nhập và lựa chọn các thông tin về phạm vi cung cấp dịch vụ mà bạn đang hướng đến
  7. Để kiểm tra sự tồn tại thực tế của doanh nghiệp và xác thực thông tin đã khai báo, Google sẽ gửi bưu thiếp xác nhận đến địa chỉ đã khai trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên khoảng thời gian bưu thiếp này đến với tay người dùng có thể sẽ lâu hơn dự kiến do nhiều nhân tố tác động khác trong quá trình vận chuyển.
  8. Xác minh và kết thúc. Vậy là bạn đã khởi tạo thành công Google Business cho mình.

Thao tác khởi tạo Google Business cho doanh nghiệp

Thao tác khởi tạo Google Business cho Doanh nghiệp

Thao tác khởi tạo Google Business cho doanh nghiệp

Thiết lập thành công và chờ xác nhận

Lưu ý: hãy khai báo thông tin với Google một cách chân thực và chi tiết nhất, đây sẽ là cơ sở để Công Cụ Tìm Kiếm này đánh giá kết quả của các chiến lược tối ưu theo địa phương (SEO Local) và khiến người dùng cảm thấy an tâm hơn khi tìm đến sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Lợi ích của Local Business trong SEO là gì?

Khi thực hiện khai báo các thông tin doanh nghiệp địa phương (Local Business) và thực hiện các kỹ thuật tối ưu SEO Local cần thiết, bạn dễ dàng tiếp cận người dùng hơn gấp nhiều lần khi họ tìm kiếm online những sản phẩm dịch vụ có liên quan tại địa phương đó. 

Khai thác truy vấn tìm kiếm theo địa phương, tiếp cận khách hàng đang có nhu cầu

LPTech sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản để bạn dễ dàng hình dung hơn: LPTech là đơn vị Thiết Kế Website và Dịch Vụ SEO chuyên nghiệp, lúc này LPTech đẩy mạnh thực hiện các kỹ thuật tối ưu cần thiết với trang web của mình.

Sau một thời gian ngắn, khi người dùng có thực hiện các truy vấn tìm kiếm như "thiết kế web Hồ Chí Minh", "dịch vụ SEO tại HCM", "thiết kế website chuẩn SEO tại Hồ Chí Minh", "công ty dịch vụ SEO Local tại quận 1"... thì bài viết của LPTech đã xuất hiện ở những vị trí cao, người dùng rất dễ dàng nhìn thấy và nhấp vào tìm hiểu thông tin. Lúc này, khả năng người dùng trở thành khách hàng là rất lớn.

Các từ khoá xuất hiện địa danh thường có lượng tìm kiếm rất cao với mức độ cạnh tranh tương đối. Mặc khác, khi người dùng có xu hướng tìm kiếm các truy vấn dạng này thì khả năng họ mua hàng rất lớn, doanh nghiệp càng dễ kiếm về doanh thu như mong đợi.

Nhưng sau tất cả, xây dựng thông tin Local Business là điều kiện tiên quyết nếu doanh nghiệp muốn hoàn thành mục tiêu trên.

Doanh nghiệp hiển thị trên SERPs một cách đầy đủ, chuyên nghiệp và đáng tin cậy

Snack Pack là một loại kết quả tìm kiếm được Google thiết kế dành cho những truy vấn mang tính chất địa phương. Phần khung Snack Pack xuất hiện phía trên cùng của trang kết quả tìm kiếm, nội dung bao gồm thông tin đặc trưng của 3 doanh nghiệp địa phương đang phổ biến và nổi bật nhất. 

So với kết quả tìm kiếm địa phương (Organic Search), Google Snack Pack nổi bật vì nó thể hiện các thông tin chi tiết hơn như địa chỉ, số điện thoại, bản đồ chỉ dẫn đường đi, hình ảnh thực tế bên ngoài, mức độ đánh giá (review) về doanh nghiệp, giờ mở cửa, giá cả dịch vụ,...

Vậy Google dựa vào đâu để thu thập và xếp hạng thông tin doanh nghiệp trên những vị trí này?

Câu trả lời chính là: dựa vào hồ sơ mà bạn đã đăng ký với Google My Business, bên cạnh đó, việc áp dụng các kỹ thuật tối ưu SEO Local, thiết lập Cấu Trúc Dữ Liệu Schema cho trang web cũng hết sức cần thiết để đưa doanh nghiệp lọt top theo tìm kiếm địa phương.

Tìm đường đến doanh nghiệp chỉ với một cú nhấp chuột

Khi tạo lập thành công Google Business và đưa doanh nghiệp xuất hiện trên Google Bản đồ, người dùng giờ đây dễ dàng tìm kiếm địa chỉ công ty chỉ bằng một thiết bị điện thoại thông minh. 

Để chứng minh điều này, chúng ta hãy thử tìm kiếm LPTech trên Google Maps xem như thế nào nhé. Ngoài ra, với bất kỳ ứng dụng nào được kết nối với bản đồ Google, bạn đều có thể tìm kiếm doanh nghiệp theo cách này một cách dễ dàng.

Khai thác tốt chức năng "Doanh nghiệp địa phương" trên Google sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Làm gì để tối ưu Google My Business cho doanh nghiệp?

Sau khi khởi tạo tài khoản, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau nếu muốn tối ưu tính năng Google Business hơn.

Thông tin đăng ký chính xác, chân thực và đồng nhất

Thông tin dùng để đăng ký cần đảm bảo chính xác với tình hình thực tế và đồng nhất với những gì bạn đã khai báo trên các nền tảng trực tuyến khác.

Chúng ta đều biết rằng khả năng thu thập dữ liệu của Google là rất lớn, bên cạnh đó, các thuật toán "nhận dạng" được thiết kế thông minh sẽ giúp Google nhận biết những tín liên quan, đánh giá độ tin cậy và xem xét trả về những kết quả tìm kiếm liên quan đến doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoàn tất đầy đủ và chính xác các khai báo về tên, địa chỉ, giờ mở cửa, điện thoại, danh mục sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin và an tâm sử dụng dịch vụ của bạn. 

Viết tốt đoạn mô tả và các bài đăng - "Content is King"

Đoạn mô tả xuất hiện ngay dưới thông tin doanh nghiệp trên Google Business, đây là một đoạn văn ngắn để bạn nói về những đặc điểm nổi bật trong công việc kinh doanh, phần nội dung này được viết tốt sẽ kích thích sự quan tâm của người dùng và thu hút khách hàng tìm đến doanh nghiệp.

Xác định đối tượng mục tiêu, hiểu rõ chân dung khách hàng và tiếp thị sản phấm, dịch vụ bằng câu từ hay chính là bí quyết bạn cần nhớ.

Các bài đăng trong Google Business cũng cần được chú trọng nhằm gia tăng độ phủ trên các nền tảng Internet, đưa trang web đến gần hơn với người dùng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. 

Nói tóm lại, tất cả nội dung bạn tạo ra phải thật, hay và nhắm đúng đối tượng. Đó là điều quan trọng nhất trong tất cả chiến dịch marketing từ xây dựng thương hiệu, đánh phủ thị trường,... đến Tối Ưu Hoá SEO Website, trong đó có SEO Local.

Xây dựng và quản lý sự tương tác với người dùng

Tương tác là việc hỏi đáp qua lại giữa bạn và người dùng của mình, đây là nơi bạn có thể hiểu và giải đáp những thắc mắc cơ bản liên quan đến sản phẩm dịch vụ, từ đó đưa ra những câu trả lời và phương án giải quyết hợp lý cho các vấn đề đó.

Một thái độ chân thành, cởi mở và lịch sự sẽ khiến doanh nghiệp ghi điểm với người dùng, ngoài ra, hãy lưu ý đến việc trả lời rành mạch, đúng trọng tâm câu hỏi để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. 

Bên cạnh đó, chức năng nhận xét đánh giá sản phẩm và dịch vụ cũng hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng. Thái độ chân thành lắng nghe và cải thiện các góp ý sẽ là điểm cộng cho doanh nghiệp. 

Thu hút người dùng bằng hình ảnh, video sống động

Thu hút người dùng bằng những hình ảnh, video sinh động, thể hiện lợi thế của bạn sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ. Doanh nghiệp nên chú ý sử dụng các hình ảnh và đoạn video có ý nghĩa, đó có thể là các sản phẩm, quy trình chế tạo, hoạt động thực tế tại doanh nghiệp,... để thu hút và tạo dựng niềm tin người dùng.

Thời lượng, độ phân giải video, định dạng, dung lượng file hình và kích thước ảnh cũng là những yếu tố cần được xem xét nếu muốn tối ưu Google Business. 

Đem thương hiệu xuất hiện và phủ rộng trên nền tảng số là xu hướng kinh doanh theo kịp thời đại và làm chủ công nghệ, nếu bạn đang có nhu cầu thiết lập và tối ưu tính năng Local Business thì hãy liên hệ ngay với LPTech để nhận thêm thông tin về các dịch vụ SEO Local hiệu quả và uy tín nhé.

Xem bài viết gốc tại: https://lptech.asia/kien-thuc/huong-dan-tao-google-map-va-loi-ich-cua-local-business-trong-seo

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ ngay Basiap để được hướng dẫn chi tiết.

Basiap - chuyên phát triển và triển khai các hệ thống phần mềm quản lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực logistics xuất nhập khẩu, kho bãi, vận tải.

Các lĩnh vực phần mềm:

- Phần mềm quản lý kho dịch vụ.

- Phần mềm quản lý dịch vụ vận tải.

- Phần mềm quản lý xuất nhập khẩu.

- Các hệ thống phần mềm quản lý chuyên biệt theo yêu cầu.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI BASIAP ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỐI ƯU HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP CỦA BẠN.

Website: basiap.com | Hotline: 0764758686 | Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.