Fit&Gap Analysis và quy trình xử lí sự khác biệt (Gap)

Nghiệp vụ phân tích Fit-Gap là để xác định sự khác nhau giữa yêu cầu của khách hàng với một giải pháp sẵn có.

Sự khác nhau này (Gap) chính là những tính năng, đặc điểm bị thiếu của giải pháp hiện tại cần được xây dựng để giải quyết bài toán của doanh nghiệp khách hàng.

Tại sao cần phải xác định được Gap? Vì một khi thay đổi giải pháp để xử lí Gap, điều đó có thể gây ảnh hưởng đến cả tổng thể hệ thống, nguồn lực hoặc thời gian triển khai giải pháp.

Dưới đây là quy trình các bước thực hiện phân tích đúng Gap:

1. Xác định tính khả thi của yêu cầu: bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Cân nhắc xem yêu cầu này sẽ thực sự được dùng bởi người dùng thực tế ko?
  • Yêu cầu này có khả thi về mặt kĩ thuật không?
  • Liên hệ với quy trình thực tế trong doanh nghiệp, để có cái nhìn tổng quan và thực tế: tức là yêu cầu này đáp ứng được nghiệp vụ gì trong thực tế, sau đó tìm hiểu và phân tích nghiệp vụ thực tế xem yêu cầu đủ chưa, hợp lí chưa, có cần điều chỉnh hay adjust gì ko?
  • Kiểm tra tính đúng đắn của yêu cầu về mặt luật pháp trong một ngành/lĩnh vực hay khu vực địa lí cụ thể

2. Cải tiến yêu cầu thông qua proof of concept: Proof of concept là bằng chứng chứng minh về cơ chế hoạt động của tính năng. Từ đó, mình sẽ có cái nhìn sâu hơn về giải pháp của yêu cầu để đưa ra các cải tiến như cần improve kiến trúc tổng thể hệ thống …

3. Xếp loại các yêu cầu nghiệp vụ và trình bay phân tích Gap:

  • Các yêu cầu về tính năng hệ thống đều là để đáp ứng được nghiệp vụ sử dụng thực tế, do đó, từ các yêu cầu cụ thể, mình sẽ nhóm lại theo từng nghiệp vụ hoặc khối chức năng liên quan đến nhau.
  • Xác định rõ Gap theo từng tính năng gồm 4 yếu tố sau:
    • Nhóm nghiệp vụ (tính năng)
    • Độ lớn của công việc
    • Độ ưu tiên
    • Lưu ý khi triển khai

ST.